Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

máy đo huyết áp omron nên mua loại nào tốt nhất ?

máy đo huyết áp omron nên mua loại nào tốt nhất ?

Trên thị trường phân phối hàng trăm loại máy máy kiểm tra sức khỏe nói chung và máy đo huyết áp nói riêng , Rất nhiều người phân vân , trong hàng trăm loại đó thì nên dùng loại nào , nên mua loại nào để dùng vừa hợp túi tiền , vừa đảm bảo chính xác cũng như thời gian sử dụng lâu .
Hôm nay Thiết bị y tế gia khoa xin viết bài tư vấn đến người dùng về việc chọn lựa cũng như sử dụng các loại máy đo huyết áp để dùng trong gia đình .
Hiện nay trên thị trường có quá nhiều loại máy đo huyết áp nhưng về chất lượng ta có thể kể đến những hãng chính sau đây .
Đứng Đầu :
Máy đo huyết áp omron – Hãng Sản xuất Thiết bị y tế và sức khỏe hàng đầu của Nhật Bản – Ra Đời Từ Ngày 1 tháng 7 năm 2003 – Tên Quốc tế : Omron Healthcare Company, Ltd., Japan .
Với Các dòng máy đo đa dạng như máy đo huyết áp cổ tay , máy đo huyết áp bắp tay , máy đo huyết áp chuyên nghiệp dùng cho bệnh viện .
Thứ 2 :
Máy đo huyết áp Medisana – Hãng Sản xuất thiết bị y tế Chuẩn Châu Âu – CHLB Đức – Với nhiều dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe , chăm sóc sắc đẹp .
Hãng này sản xuất chủ yếu là các loại máy đo huyết áp cổ tay – Phân phối chính trên thị trường châu âu – Cũng chính bởi vậy Giá thành luôn cao hơn so với các sản phẩm Máy đo huyết áp Từ omron .
Thứ 3:
Máy đo huyết áp dòng RossMax – Hãng Sản xuất Rossmax Cũng Là Nhà phân phối chính tại châu âu song mới đây Đã đặt nhà máy Tại trung Quốc , Sản xuất và cung cấp máy đo huyết áp và thiết bị y tế phân phối cho khu vực châu á .
Hãng này cũng có nhiều sản phẩm cạnh tranh song dường như chất lượng và thương hiệu chưa thực sự Cao như omron và Medisana . Thứ 4 :
Máy Đo huyết áp cơ , huyết áp kế thủy ngân Yuyue , Cũng Là hãng sản xuất thiết bị y tế lớn Nhưng Yuyue Có trụ sở chính tại Trung Quốc , Là công ty lớn phân phối hầu hết các loại sản phẩm y tế như giường bệnh , nạng , xe lăn , các máy y tế … Với thế mạnh sản xuất các loại máy đo huyết áp thủy ngân Yuyue Dường như đứng đầu khi nói đến dòng sản phẩm này .
Việc chọn lựa để sử dụng các loại máy đo huyết áp vô cùng khó bởi có vô số hãng và mỗi hãng có hàng trăm model trên thị trường , Vậy nên chọn loại nào ? chúng tôi xin có đôi lời tư vấn sau đây .
Khi mua Bất kỳ một sản phẩm máy đo huyết áp hoặc máy kiểm tra sức khỏe nào Điều đầu tiên ta cân nhắc đó là Công Năng sử dụng , Chức năng và Độ Bền , Độ chính xác của sản phẩm . chính bởi vậy tùy vào nhu cầu mà ta chọn loại máy đo phù hợp .
Ví dụ : Mua máy đo huyết áp cho người già , Dễ sử dụng : Có các loại máy đo cơ , bán tự động , không có quá nhiều chức năng phức tạp ( điển hình như các dòng máy : Máy đo huyết áp HEM-4030 – omron )
Khi mua máy đo huyết áp trong phòng khám , cần độ chính xác cao , ta chọn các dòng máy đo chuyên nghiệp , huyết áp kế thủy ngân ( điển hình như : HBP-9020 – omron , Alpk2 – Japan , Yuyue – China )
Ngoài ra các dòng máy , các series khác nhau đều có thêm các chức năng phụ , thông minh khác nhau , chính vì vậy bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn khi mua những dòng sản phâm này .
Hiện Nay Tâm lý người mua hàng Đôi khi vẫn lo ngại rằng mình mua phải hàng Trung Quốc , là hàng rởm , hàng kém chất lượng , Chúng tôi xin đính chính lại như sau : Các sản phẩm trung quốc được sản xuất và phân phối hầu hết trên thế giới , Với công năng tương tự , thời gian bảo hành tương tự , nhưng chi phí rẻ hơn do sản xuất trực tiếp tại quốc gia châu á đông dân này , Với nhiều thuận lợi hơn nên giá thành bán ra rẻ hơn . các hãng lớn như Rossmax hay YuYue thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng , Còn lại những sản phẩm tên lạ thì bạn nên tìm hiểu thông tin hoặc
Nhờ hỗ trợ qua Hotline : 094.459.1389 Để tìm hiểu thêm thông tin về dòng máy bạn nghi ngờ .
Tại Việt nam thì Trinh Gia chúng tôi là Đại diện Bảo Hành Chính Hãng Của Omron – Chính vì thế ngay cả khi không mua sản phẩm bạn cũng có thể gọi điện về xin bảo hành cũng như kiểm tra sản phẩm của mình tại hãng .

Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất ?

Máy đo đường huyết loại nào tốt nhất ?

Tự theo dõi đường huyết là biện pháp giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và phòng các biến chứng do tiểu đường gây ra. Đặc biệt ở các bạn đang sử dụng Insulin, các phụ nữ có thai bị rối loạn đường huyết. Mặt khác, tự theo dõi đường huyết còn giúp bạn tránh được những cơn hạ đường huyết nguy hiểm. Bởi vì, có tự theo dõi đường huyết bạn mới có thể điều chỉnh kịp thời các tình huống bất lợi xảy ra.Tuy nhiên trước khi quyết định mua máy chúng ta cần xem xét kỹ để chọn được loại máy đo đường huyết phù hợp vì hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau của Mỹ, Đức, Nhật Bản...về mặt chất lượng tương đối đảm bảo, tuy nhiên 1 số loại máy sử dụng tương đối phức tạp vì phải xét code, và mỗi loại máy đo đường huyết thì cần một loại que thử hoàn toàn khác nhau. Nên khi mua máy đo đường huyết cần chọn thương hiệu đã phổ biến trên thị trường, đặc biệt nên mua ở những website có địa chỉ rõ ràng hoặc khu chuyên bán thiết bị y tế.

Để chọn được loại máy đo đường huyết tốt có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Độ chính xác và độ tin cậy của máy
- Dễ sử dụng
- Giá cả phù hợp
- Các phụ tùng đi kèm dễ tìm (như pin, các que thử có quá đắt không)
- Máy có lưu kết quả không. Và lưu được bao nhiêu.
- Thời gian cho kết quả.

Xét theo các tiêu chí trên thì hiện nay tại Việt Nam loại máy đo đường huyết Omron là loại máy có độ chính xác cao, với công nghệ Plasma máy không phải cài code mỗi khi sử dụng và có bút thử máu không đau đi kèm nên sử dụng tương đối dễ dàng và tiện dụng, hiển thị kết quả nhanh nên đặc biệt phù hợp với người già. Loại máy đo đường huyết này được sử dụng tương đối rộng rãi nên khi hết que thử hay pin...có thể tìm mua các phụ kiện này tại các cửa hàng thiết bị y tế.

Thông số quan trọng khác để lựa chọn máy đo đường huyết:

- Đơn vị đo máy đo đường huyết:


Hiện nay có các loại máy có 2 loại đơn vị đo là mg/dL hoặc mmol/L . mg/dL gấp 18 lần đơn vị đo của mg/dl. Trong đó mmol/l là đơn vị đo được sử dụng phổ biến ( thường được sử dụng trong bệnh viện). Việc sử dụng máy có đơn vị đo khác nhau không ảnh hưởng đến độ chính xác của máy nhưng loại máy có đơn vị đo là mmol/L được sử dụng nhiều trong bệnh viện hơn nên dễ dàng cho người bệnh khi theo dõi và báo cáo với bác sĩ.

- Máy đo đường huyết có phải cài mã code hay dùng chip cài code không?


Loại máy đời cũ mỗi khi sử dụng sang que thử có mã số khác thì người dùng phải cài lại mã code que thử lại cho máy, hoặc phải dùng chíp cài code mới cho lọ que thử mới. Đôi khi thao tác này hơi bất tiện cho người lớn tuổi. như loại máy One Call.

- Nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động máy đo đường huyết:

Nên lựa chọn máy có giải nhiệt độ bảo quản và nhiệt độ hoạt động càng rộng càng tốt. Vì tại Việt Nam khí hậu có nhiệt độ thay đổi rất cao giữa các mùa. Nhiệt độ bảo quản càng rộng thì càng tiện lợi khi vận chuyển, và tiện cho người sử dụng khi bảo quản máy.

- Độ ẩm cho phép máy đo đường huyết:

Đây là một thông số đặc biệt quan trong với khí hậu Việt Nam. Ngày hè nóng bức tại miền Bắc độ ẩm có thể lên đến 90%, nên bạn chọn máy có độ ẩm hoạt động gần với độ ẩm tối đa tại Việt Nam thì càng tốt.

- Tỷ lệ hồng cầu (Hematocrit)máy đo đường huyết:

Đây là một chỉ số mà hầu hết các chuyên viên tư vấn khi bán máy đo đường huyết thường không giải thích rõ cho khách hàng. Ý nghĩa của chỉ số này là: Máy sẽ cho kết quả tin cậy với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu trong giới hạn quy định. Người bệnh thường không biết chỉ số hồng cầu của mình nên về nguyên tắc thì chọn máy có tỷ lệ hồng cầu rộng.

- Kích thước mẫu máu trong máy đo đường huyết:

Nên chọn máy đo đường huyết có mẫu máu nhỏ nhât có thể để tránh mất nhiều máu trong cơ thể. Hiện nay mẫu máu nhỏ nhất là 0,5 microlit.

- Kích thước bộ nhớ máy đo đường huyết:

Bộ nhớ càng lớn thì bạn càng lưu được nhiều kết quả đo.Việc ghi lại kết quả đo kết hợp với sử dụng nhật ký theo dõi sẽ rất hưu ích cho bác sỹ chuẩn đoán tình trạng bệnh của bạn.
- Và cuối cùng là không nên bị mắc lừa với chiêu " Bảo Hành trọn Đời" vì nếu bảo hành trọn đời thì giá máy thường cao. Các nhà máy thường bảo hành 5 năm, vì thường sau 5 năm máy sẽ lạc hậu về công nghệ, nên sẽ thay thế máy khác. Thứ hai là chỉ bảo hành trọn đời khi còn nguyên tem của người bán. Thường thì tem này rất dễ rách và vỡ sau thời gian ngắn.

Kinh nghiệm mua máy đo đường huyết - nên có thiết bị y tế gì trong nhà?

1. Máy đo đường huyết cá nhân: (là quan trọng nhất).

- Mục tiêu đường huyết của người bệnh ĐTĐ trước bữa ăn là từ 3,9-7,2 mmol/l và sau bữa ăn (2 giờ) là dưới 10 mmol/l. Đây được coi là vùng đường huyết an toàn để tránh bị các biến chứng của ĐTĐ. Tuy nhiên, khi đường huyết nằm ngoài khoảng trên (ví dụ 8,0 – 15,0mmol/l) thì nhiều BN cũng không thấy có biểu hiện gì đặc biệt. Vì thế, nếu không đo đường huyết định kỳ thì họ sẽ không thể biết mình đã rơi vào vùng đường huyết nguy hiểm, đặc biệt là khi đường huyết bị hạ quá thấp < 3,0mmol/l.
- Những BN ĐTĐ mới được chẩn đoán, đường huyết còn cao hoặc mới thay đổi chế độ điều trị thì cần đo đường huyết 2-4 lần/ngày. Còn khi đường huyết đã được kiểm soát tốt thì cũng cần đo ít nhất 2 lần/tuần. Lưu ý là khi bị ốm, sốt hay tiêu chảy… thì người bệnh ĐTĐ cần đo đường huyết nhiều lần hơn. Đặc biệt, khi có cảm giác đói nhiều thì cần thử ngay xem có đúng bị hạ đường huyết không và hạ đến mức nào.
- Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết cá nhân khác nhau. Để có được loại máy tốt và độ chính xác cao thì người bệnh ĐTĐ phải lưu ý chọn máy đo của các công ty có uy tín (đạt tiêu chuẩn ISO), có văn phòng đại diện tại Việt Nam và máy phải được bảo hành trọn đời. Tốt nhất là họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị xem loại máy đo đường huyết  nào là phù hợp. Không nên mua các loại máy đo đường huyết kiểu hàng “xách tay” vì chất lượng không đảm bảo và khó mua que thử về sau.

2. Máy đo đường huyết - Que thử xê tôn máu hoặc xê tôn trong nước tiểu:

(những BN ĐTĐ typ 1 hoặc BN ĐTĐ typ 2 kiểm soát đường huyết kém cần có que thử xê tôn):
- Ở những người có đường huyết quá cao sẽ sinh ra các thể xê tôn, nồng độ xê tôn trong máu cao có khả năng gây nhiễm toan nặng và hôn mê. Vì vậy, nếu đường huyết trên 15,0 mmol/l thì cần đo xê tôn máu, nếu xê tôn máu cao thì cần điều trị tích cực hơn hoặc xin tư vấn bác sĩ ngay. Hiện nay có máy đo đường huyết cá nhân có thể đo luôn cả xê tôn máu (nhưng bằng que thử riêng).
- Một cách khác, đơn giản nhưng kém chính xác hơn là định tính xê tôn trong nước tiểu bằng cách dùng que thử nhúng vào trong nước tiểu và ước tính xê tôn niệu nhiều hay ít dựa trên mức độ đổi màu que thử.

3. Máy đo huyết áp:

- Có nhiều lý do để người bệnh ĐTĐ cần có máy đo huyết áp tại nhà. Đầu tiên, theo các nghiên cứu, vì trên 60% các BN ĐTĐ có tăng huyết áp và chính tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng gây tử vong cũng như thúc đẩy suy thận và mù lòa ở BN ĐTĐ... Lý do khác là vì tăng huyết áp ở BN ĐTĐ rất khó kiểm soát, ngay cả khi đã dùng đến 2-3 loại thuốc hạ huyết áp. Cuối cùng là do tăng huyết áp, ngay cả tăng rất cao, cũng thường ít có biểu hiện nên nếu không đo thì rất dễ bỏ sót.
- Có nhiều loại máy đo huyết áp để người bệnh ĐTĐ lựa chọn. Ngoài loại máy đo huyết áp đồng hồ như của các thầy thuốc thì còn có loại máy điện tử (tự động) đo huyết áp động mạch tại cổ tay, loại này rất đơn giản và tiện dụng. Một loại khác là máy đo huyết áp bán tự động cũng đo huyết áp động mạch cánh tay nhưng có bảng hiển thị số đo. Các loại máy đo tự động và bán tự động còn cho biết nhịp tim và có khả năng lưu giữ kết quả vài chục lần đo.
- Những người bệnh có tăng huyết áp nên đo huyết áp ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, họ cũng nên đo thêm khi bị đau đầu, chóng mặt… hay khi nghi huyết áp cao.

4. Cặp nhiệt độ- máy đo đường huyết:

- Đường huyết cao sẽ ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cộng với các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt… khiến người bệnh ĐTĐ rất dễ bị nhiễm khuẩn, kể cả các nhiễm khuẩn nặng như lao phổi, viêm phổi, loét chân, nhiễm khuẩn huyết. Những BN lớn tuổi hoặc có nhiều biến chứng sẽ có phản ứng rất kém và thầm lặng với nhiễm khuẩn. Vì vậy, nếu thấy ho kéo dài, đái buốt, đái dắt hoặc có vết loét nhỏ ở chân hay đơn giản là khi thấy đường huyết cao kéo dài bất thường thì phải kiểm tra ngay xem có phải mình đang bị viêm nhiễm ở đâu không. Cách đơn giản nhất là cặp nhiệt độ xem mình có bị sốt không.

Máy đo đường huyết - những lưu ý khi mua và sử dụng ?

Máy đo đường huyết có những công dụng nào?

Máy đo đường huyết sẽ xác định được lượng đường trong cơ thể bạn là bao nhiêu để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí. Từ kết quả này, bệnh nhân sẽ biết mình nên ăn thứ gì, không nên ăn thứ gì và số lượng ăn bao nhiêu là phù hợp. Sau một thời gian dài theo dõi, mỗi bệnh nhân sẽ tạo cho riêng mình 1 chế độ ăn hợp lí nhất và càng về sau người bệnh sẽ có kinh nghiệm, tạo ra cho riêng mình một thói quen trong ăn uống để kiểm soát đường huyết sao cho tốt nhất.
Máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết nên tập luyện như thế nào là tốt nhất, sau một số ngày người bệnh tập luyện thường xuyên và đều đặn một số động tác và điều độ 1 môn thể thao nhất định. Để biết cách luyện tập của bản thân trong một thời gian qua có làm cho chỉ số đường huyết giảm không thì máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết ngay kết quả. Sau khi tập luyện bạn đo đường huyết nếu kết quả đường huyết tốt thì bạn hãy tiếp tục duy trì luyện tập như vậy, còn ngược lại thì ta nên điều chỉnh lại chế độ tập luyện như: thay đổi môn thể thao, cường độ luyện tập và thời gian tập hằng ngày sao cho đạt được kết quả chỉ số đường huyết như mong muốn.
Máy đo đường huyết cho biết thuốc dùng liều lượng như thế nào là thích hợp. Điều này thì hầu như bệnh nhân nào cũng ý thức được. Đó là ngay cả đến bác sĩ chuyên khoa cũng cầ phải dùng đến máy đo đường huyết để căn cứ vào đó kế đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Máy đo đường huyết giúp bệnh nhận kiểm tra ngay tức thì tại nhà, cơ quan làm việc khi có bất thưởng xảy ra trong cơ thể để có phản ứng đề phòng và chuẩn bị kịp thời khi cần thiết.
Máy đo đường huyết giúp cho những bệnh nhân do điều kiện nào đó không trực tiếp gặp được bác sĩ điều trị thì có thể tự bản thân kiểm tra ở nhà sau đó gọi điên trực tiếp cho bác sĩ điều trị để xin lời khuyên và cách dùng thuốc.
Máy đo đường huyết sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh của mình để tự chăm sóc, lo liệu cho bản thân, giảm sự phụ thuộc và bên ngoài, tự chủ trong điều trị và theo dõi bệnh.

Máy đo đường huyết cho biết chỉ số đường huyết nào?

Chỉ số đường huyết (GI) là một phương pháp phân loại ảnh hưởng của một loại carbohydrate tác động lên lượng đường trong máu. Khi ta ăn cơm, bánh mì hoặc thậm chí trái cây và rau quả, các cơ quan trong cơ thể sẽ phá vỡ các liên kết carbohydrate có trong các loại thực phẩm này để tạo thành glucose, đây là nguồn năng lượng chính trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không phải hầu hết các carbohydrate đều được tạo ra với một lượng bằng nhau. Đối với một số thực phẩm chứa loại carbohydrate đơn giản, chúng sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tạo thành đường glucose đưa vào máu. Và điều này có thể ảnh hưởng một cách đáng kể lên lượng đường trong máu đồng thời theo sau đó là sự suy giảm nhanh chóng vì một lượng lớn insulin (insulin là một loại hóc môn giúp loại bỏ glucose ra khỏi máu) được tiết ra từ tuyến tụy để đối phó với lượng đường quá tải này. Hãy dành thời gian suy nghĩ về điều này và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Đường huyết quá thấp, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ... Đường huyết quá cao, các quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị thay đổi. Hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạg chất đường trong máu tăng cao quá lâu và gây lên một số bệnh như: xơ vữa mạch máu; chai não; thoái hóa võng mạc; viêm thận; hoại tử mô mềm, dị ứng; tim mạch... và thậm chí ung thư.

Máy đo đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường còn là bệnh mạn tính. Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, luôn duy trì đường huyết ở mức bình thường hay gần bình thường, có thể làm giảm hay làm chậm lại sự xuất hiện các biến chứng. Để biết được mức đường huyết nhằm điều chỉnh khẩu phần ăn, mức độ vận động, cũng như chế độ điều trị, người bệnh cần phải tự theo dõi đường huyết tại nhà. Kết quả nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tự theo dõi đường huyết với máy đo đường huyết cá nhân có thể làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh đái tháo đường ở mắt 76%, ở thận 50%, thần kinh 60%...
Việc tự đo đường huyết được áp dụng cho mọi bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là người đang điều trị bằng insulin, phụ nữ bị đái tháo đường đang có thai, bệnh nhân đang mắc thêm một bệnh cấp tính như cảm cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy... Kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong việc kiểm soát đường huyết hàng ngày của bạn. Máy đo đường huyết cá nhân giúp theo dõi mức đường huyết cho người bị tiểu đường. Kết quả kiểm tra có thể giúp bạn xác định được tác động của thực phẩm, luyện tập và thuốc điều trị tiểu đường đối với đường huyết.

Tư vấn chọn mua máy đo đường huyết tại nhà ?

chọn mua máy đo đường huyết tại nhà ntn?

Trên thị trường có nhiều loại máy đo đường huyết, khi mua cần tìm hiểu kỹ các thông tin sau: nguồn gốc rõ ràng, máy sử dụng đơn giản, lượng máu ít, que thử dễ mua giá cả hợp lý, điều kiện bảo quản và hoạt động, tỷ lệ Hematocrit, tốc độ đo và bộ nhớ, đơn vị đo.
Máy đo đường huyết về bản chất chỉ là thiết bị hiển thị các thông số, mấu chốt của việc kiểm tra đường huyết nằm ở que thử. Tại đầu que thử có thuốc thử, thông qua phản ứng điện hóa giữa thuốc thử ở đầu que thử và lượng đường trong máu, máy sẽ hiển thị mức đường huyết tương ứng. Kết quả đo đường huyết tại nhà chỉ phản ánh mức đường huyết tại thời điểm kiểm tra. Bạn không được dùng máy đo đường huyết tại nhà để chuẩn đoán bệnh.
Muốn chuẩn đoán bệnh bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra Hba1c hoặc Keton nếu cần thiết. Máy đường huyết cá nhân tại nhà chỉ được dùng để theo dõi hiệu quả của việc dùng thuốc, tập luyện và ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Khi theo dõi mức đường huyết tại nhà bạn chỉ nên sử dụng một loại máy đo đường huyết và nên ghi lại kết quả đo vào sổ theo dõi để tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn. Ngoài việc thường xuyên theo dõi mức đường huyết tại nhà, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra định kỳ. Mọi kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà chỉ mang tính tham khảo, trong mọi trường hợp cần tham vấn ý kiến bác sỹ hoặc người có chuyên môn để tìm vùng đường huyết an toàn cho bạn.
Khi chọn mua máy đo đường huyết tại nhà cần loại bỏ một số tính năng có thể không cần thiết đối với bạn, ví dụ như chức năng kiểm tra cho phụ nữ mang thai. Sau đây xin chia sẻ một số lưu ý khi chọn mua máy đo đường huyết.

1. Xuất xứ máy đo đường huyết

Căn cứ vào nguồn gốc, trên thị trường có hai loại máy, hàng chính hãng và hàng xách tay. Bạn nên chọn hàng chính hãng vì hàng chính hãng sẽ được hưởng mọi chính sách bảo hành cũng như tư vấn tại Việt Nam. Hàng xách tay thường không có phiếu bảo hành chính hãng, có thể chỉ có phiếu bảo hành của nơi bán. Khi mua máy đo đường huyết bạn nên mua từ hệ thống đại lý chính thức, hoặc gọi điện trực tiếp đến Trung tâm chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ thông tin. Khi mua từ đại lý chính thức cần hỏi rõ nhà nhập khẩu.

2. máy đo đường huyết Sử dụng đơn giản

Đối với các loại máy đo đường huyết đời mới sẽ có cách sử dụng đơn giản như là máy tự khởi động khi cắm que thử, máy tự động cài mã que thử (code). Một số máy có cách sử dụng phức tạp hơn một chút ví dụ như phải cài mã cho que thử hoặc phải sử dụng chip cài code khi thay lọ que thử mới có code mới. Các máy đo đường huyết thế hệ mới thường sử dụng hệ thống tự động cài code (Autocoding) rất tiện lợi cho người sử dung. Đối với người tiểu đường tuýp 2 thường là các bác lớn tuổi, rất ngại việc cài code, nên khi con cháu mua máy cho các bác lớn tuổi cần lưu ý vấn đề sử dụng đơn giản thay vì tìm mua máy đắt tiền đôi khi có cách sử dụng phức tạp.

3. máy đo đường huyết - Lượng mẫu máu

Lượng mẫu máu mỗi lần lấy cho một lần thử cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với một số bệnh nhân phải thử nhiều lần trong ngày. Lượng mẫu máu liên qua trực tiếp đến cảm giác đau khi lấy máu. Đối với những máy cần lượng máu nhỏ thường sẽ cho cảm giác đỡ đau nhất mỗi khi lấy máu. Hiện này tại Việt Nam lượng mấu máu it nhất là 0,5 Microlit.

4. Que thử máy đo đường huyết phù hợp khí hậu Việt Nam và dễ mua.

Như đã nói ở trên, việc kiểm tra đường huyết chủ yếu nằm ở que thử đường huyết. Khi mua máy đo đường huyết bạn cần đặc biệt lưu ý đến que thử. Tìm hiểu xem que thử có tốt không, que thử tốt là que thử có điều kiện bảo quản phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam. Que thử phổ biến là có điều kiện bảo quản từ 2 đô C đến 32 độ C. Và nên chọn que thử chịu được độ ẩm cao như ở Việt Nam. Khi bảo quản que thử cần tránh ánh sáng, nhiệt độ và không khí, nên cần bảo quản que thử trong lọ theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Không bảo quản que thử trong tủ lạnh. Đối với que thử một vấn đề cần lưu ý nữa là que thử có dễ mua không, nhiều máy đo đường huyết mua từ nước ngoài mang về việt nam luôn gặp vấn đề trong việc mua que thử. Một số hãng có dịch vụ giao que thử tại nhà điều này rất tiện lợi cho khách hàng.

5. Nhiệt độ bảo quản và hoạt động máy đo đường huyết:

Nhiệt độ ngoài trời tại Việt Nam đôi khi lên trên 35 độ C, và những ngày hè tại miền bắc độ ẩm lên đến gần 90%. Khi mua máy đo đường huyết cần chọn máy có giải nhiệt độ bảo quản và hoạt động càng rộng càng tốt và máy có khả năng chịu được độ ẩm cao thì càng tốt.

6. Máy đo đường huyết - Tỷ lệ hồng cầu

Tỷ lệ Hematocrit hay còn gọi là tỷ lệ hồng cầu. Mỗi một người có tỷ lệ hồng cầu khác nhau. Nhân viên bán hàng nhiều khi không giải thích rõ cho khách hàng ý nghĩa của thông số này. Tỷ lệ hông cầu có ý nghĩa như sau:” Máy đo đường huyết sẽ cho kết quả tin cậy đối với những mẫu máu có tỷ lệ hồng cầu như ghi trong thông số kỹ thuật của máy”. Như vậy nếu bạn không biết rõ tỷ lệ hồng cầu của người bệnh, bạn nên chọn máy có giải tỷ lệ hồng cầu càng rộng càng tốt.

7. Tốc độ đo máy đo đường huyết, bộ nhớ và đơn vị đo

Ngoài ra tốc độ đo và bộ nhớ lớn cũng là các thông số cần tính đến khi chọn mua máy đo đường huyết. Máy đo đường huyết có tốc độ do nhanh (tốc độ đo nhanh nhất hiện nay là 5 giây) sẽ làm giảm thời gian que thử tiếp xúc với không khí và cũng đỡ mất thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Bộ nhớ lớn có nghĩa là lưu được nhiều kết quả đo, bộ nhớ lớn không tỷ lệ với kích thước của máy. Nhiều máy đời mới có kích thước nhỏ gọn nhưng lại lưu được nhiều kết quả đo. Việc lưu lại kết quả đo giúp bạn dễ dàng theo dõi xu hướng tăng hay giảm cũng như kiểm soát tốt mức đường huyết trong vùng an toàn.
Khi đi mua máy đo đường huyết cho người thân hãy tìm hiểu kỹ các thông tin trên. Máy đo đường huyết đắt tiền chưa hẳn đã là máy đo đường huyết phù hợp nhất với người thân yêu của bạn. Máy đo đường huyết đắt tiền đôi khi là máy chịu quá nhiều chi phí cho quảng cáo và làm thương hiệu.

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Máy đo huyết áp Omron HEM 7080


Máy đo huyết áp Omron HEM-7080 - Thông số kỹ thuật:

Hãng sản xuất :     Omron
Kiểu :                        Máy đo huyết áp tự động
Loại :                        Đo bắp tay
Trong lượng :        420g (không gồm pin)
Xuất sứ :                Nhật Bản

Thông tin thêm về Máy đo huyết áp Omron HEM-7080:

Phương pháp đo: Đo dao động.
Giới hạn đo:
Huyết áp: 0 tới 299 mm Hg
Nhịp tim: 40 tới 180 nhịp/phút.
Độ chính xác:
Huyết áp: ±3 mm Hg. Nhịp tim: ±5%.
Tự động bơm và xả khí.
Pin: 4 pin AA.
Với công nghệ Intelliense hiện đại và nhiều tính năng nổi bật, HEM-7080 giúp bạn đo huyết áp hàng ngày thuận tiện và nhanh chóng.
Máy đo huyết áp omron chạy êm, màn hình to, dễ đọc kết quả.
Báo tăng huyết áp và tăng huyết áp buổi sáng, phát hiện nhịp tim bất thường, phát hiện cử động người trong quá trình đo, cho kết quả đo chính xác.
Vòng bít tạo khuôn sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng thường xuyên.
Hiển thị kết quả đo trung bình của 3 lần đo trong vòng 10 phút kể từ lần đo cuối. Lưu kết quả của 2 người đo (mỗi người 84 bộ kết quả cùng ngày và thời gian đo). Tuổi thọ pin khoảng 1400 lần, với sử dụng 6 lần một ngày

Máy đo huyết áp Thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà

Máy đo huyết áp:

Tại các gia đình có người bệnh mãn tính, việc mua sắm một số thiết bị y tế cá nhân là cần thiết. Khá nhiều sản phẩm thuộc loại này đã xuất hiện trên thị trường như máy đo huyết áp, khí dung... Ngoài ra, còn có một số loại máy làm đẹp đơn giản dành cho phụ nữ.
Máy đo huyết áp:
Những người bị huyết áp cao đều tự trang bị cho mình một máy đo huyết áp để tự kiểm tra, theo dõi sát sao để tránh bị lên xuống bất thường, có thể nguy hiểm cho sức khoẻ. Máy trên thị trường chủ yếu là máy điện tử, quấn quanh cổ tay hoặc bắp tay.
Máy dùng cảm biến điện để tính áp suất và cho kết quả sau vài phút, với những thông số cơ bản như huyết áp cao nhất, thấp nhất, nhịp tim tính theo phút. Mẫu máy khá đa dạng, với nhiều chương trình được cài đặt sẵn. Giá máy tuỳ nhãn hiệu, xuất xứ. Máy của Đức giá 750.000 đồng - 1 triệu đồng. Máy Omron (Nhật) giá 450.000 đồng/máy, hàng Hàn Quốc giá 600.000-650.000 đồng/máy.
Máy xông khí dung:
Gia đình nào có người hay bị viêm đường hô hấp có thể tự mua cho mình một chiếc máy xông khí để chủ động điều trị, đỡ mất thời gian đi lại. Loại máy này kết cấu nhỏ gọn, dùng áp lực nén khí làm thuốc (đã hoà tan với nước cất) sủi bọt, biến thành hạt nhỏ li ti để hít vào mũi, họng. Trong quá trình xông, người bệnh cần thở sâu và chậm để thuốc thấm vào vùng bị ảnh hưởng. Giá máy Italy là 650.000đồng, máy Nhật giá 800.000 đồng, hàng Trung Quốc giá thấp hơn song độ bền kém hơn.
Máy đo đường huyết:
Thích hợp với gia đình có người bị bệnh tiểu đường để thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể. Máy có kích thước nhỏ gọn, có màn hình hiển thị lượng đường trong máu, và các chương trình được cài đặt để xác định giờ đo, lưu trữ kết quả xét nghiệm...Kèm theo máy có que thử. Giá máy dao động từ 1 triệu - 1,6 triệu đồng/máy.
Máy xông hơi:
Có cấu tạo giống như hình phễu, dưới là bình cắm điện. Cơ cấu hoạt động khá đơn giản: cho nước, hoặc nước thơm vào bình, cắm điện. Hơi nước bốc lên sẽ giúp giãn chân lông, bài tiết chất bẩn, chất độc hại ra khỏi da mặt. Sau khi sử dụng, nên dùng nước hoa hồng và khăn lạnh để thu gọn lỗ chân lông. Phương pháp này rất tốt để làm đẹp da và giúp hấp thụ kem dưỡng da một cách tốt nhất, giá của máy dao động từ 250.000-500.000 đồng/máy.